Kiến trúc cổ điển: Phong cách kiến trúc Quý Phái & Đẳng cấp

Là tuýp người yêu thích nét đẹp truyền thống hoài cổ vừa xưa cũ vừa xa hoa không thể không biết tới trường phái kiến trúc cổ điển đầy đẳng cấp. Đúng như tên gọi của nó, phong cách kiến trúc cổ điển xuất hiện từ sau khi đế chế Tây La Mã sụp đổ và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Phục hưng sau đó. Trải qua những thăng trầm lịch sử cùng những vết tích của thời gian, thế nhưng kiến trúc cổ điển nói chung cũng như kiến trúc biệt thự cổ điển nói riêng vẫn không hề thay đổi những nét đẹp và giá trị vốn có. Nhắc tới loại hình kiến trúc này, người ta nghĩ ngay tới những vật liệu đắt tiền, những hoa văn tinh xảo, những bức phù điêu lộng lẫy đến mê hoặc lòng người. Để hiểu rõ kiến trúc cổ điển là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lịch sử kiến trúc cổ điển

Phong cách kiến trúc cổ điển ra đời dựa trên nguồn cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp thế kỷ V và kiến trúc La Mã thế kỷ III. Đây cũng là thời kỳ thế giới chứng kiến sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã vậy nên lối kiến trúc này không xuất hiện tại Tây Âu lúc đó. Mãi đến thời kỳ Phục hưng, trường phái kiến trúc cổ điển mới thực sự được chú ý và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Cho đến nay, dấu vết của những tòa nhà mang kiến trúc cổ điển vẫn còn được lưu giữ, trưng bày tại các ngôi đền cổ của Hy Lạp và La Mã. Điển hình nhất các các họa tiết trang trí, điêu khắc tinh xảo, cầu kỳ tại các cột lớn của những ngôi đền.

Một ví dụ tiêu biểu về kiến trúc cổ điển nhưng vẫn thật xa hoa, tráng lệ

Một ví dụ tiêu biểu về kiến trúc cổ điển nhưng vẫn thật xa hoa, tráng lệ

Kiến trúc cổ điển qua từng thời kỳ

Trải qua một bề dày lịch sử, phong cách kiến trúc cổ điển đã từng bước chứng minh vị thế cũng như tầm ảnh hưởng của mình đến toàn thế giới.

  • Hy Lạp cổ đại (700 – 480 TCN): những ngôi đền thời kỳ này còn khá đơn sơ với những chiếc cột giản đơn không có đế và họa tiết trang trí.
  • Thời kỳ Hy Lạp hóa (323 – 31 TCN): các công trình mang kiến trúc cổ điển lúc này đã có những tiến bộ nhất định, các cột trụ được làm thanh mảnh hơn với nhiều mẫu thiết kế đa dạng cùng họa tiết tỉ mỉ.
  • Đế chế La Mã (27 BCE – 476 CN): người La Mã đã phát minh ra bê tông thay vì dùng đá làm nguyên vật liệu như trước. Cũng trong thời kỳ này, kiến trúc cổ điển lần đầu tiên sử dụng thiết kế mái vòm và trần nhà hình vòm trong xây dựng.
  • Thời kỳ Byzantine (330 – 476 CN): theo bước những người dân thủ đô La Mã, kiến trúc cổ điển lan sang Byzantium, đây cũng là lúc các vật liệu như gạch và đá quý dần xuất hiện trong phong cách này và làm nó trở nên sang trọng hơn. 
  • Thời kỳ Romanesque (1000 – 1150 CN): kiến trúc cổ điển lan rộng khắp châu Âu cùng với sự hiện diện của những đặc trưng mới như mái vòm tròn, bức tường dày tháp chuông,…
  • Thời kỳ Gothic (1100 – 1450 CN): Các tòa nhà bắt đầu được xây cao hơn và sử dụng nhiều cấu trúc sáng tạo như vòm có gân, vòm nhọn, trụ bay, kính màu và các tác phẩm điêu khắc như gargoyles.
  • Thời kỳ Phục hưng Ý (1400 – 1600 CN): đây là giai đoạn các kiến ​​trúc sư sử dụng linh hoạt các đặc trưng của kiến ​​trúc cổ điển và áp dụng chúng vào các tòa nhà công cộng, biệt thự cao cấp, khách sạn, nhà riêng,…
  • Thời kỳ Baroque và Rococo (1600 – 1830 CN): kiến ​​trúc Baroque kết hợp các yếu tố cổ điển tạo nên những hình khối bất thường, lạ mắt trong khi đó Rococo đem đến các bảng màu bắt mắt, hình khối đơn giản.
  • Thời kỳ Tân cổ điển (1730 – 1925): yếu tố cầu kỳ được lược giảm một cách đáng kể vào thời điểm này thay vào đó xu hướng quay trở lại với hình dạng cổ điển và các nguyên tắc toán học được đề cao.
  • Thời kỳ hiện đại (từ 1900 đến nay): để phù hợp với cuộc sống hiện đại, kiến trúc cổ điển cũng có một vài thay đổi nhất định như chú trọng đến tiện ích, công năng sử dụng nhiều hơn thế nhưng vẫn khéo léo trong thiết kế đã không làm mất đi linh hồn của phong cách này. 

Những phong cách kiến trúc cổ điển phổ biến

Trở thành cái nôi cũng như nguồn cảm hứng bất tận tại nhiều quốc gia, phong cách kiến trúc cổ điển tiêu biểu phải kể đến: kiến trúc cổ điển Pháp, kiến trúc cổ điển Châu Âu, kiến trúc cổ điển Roman,…

Kiến trúc cổ điển Pháp

Kiến trúc cổ điển Pháp vừa là nơi bảo tồn nguyên vẹn nét phong cách cổ điện cổ đại lâu đời vừa góp phần tạo nên những công trình mang hơi hướng cổ điển đầy ấn tượng. Thừa hưởng toàn bộ nét đẹp yêu kiều, sang trọng từ kiến trúc cổ Hy Lạp – La Mã kết hợp với bản sắc văn hóa nước nhà, trường phái kiến trúc cổ điển Pháp vừa toát lên hơi thở của thời đại, vừa gợi lên vẻ đẹp thần thoại cổ xưa với những kiểu “thức” căn bản: thức Doric, thức Ionic và thức Corinth, hay thậm chí cả những kiểu thức tiến bộ của người La Mã như Toscan và Compozit. Chính sự tinh hoa của lối kiến trúc này đã ảnh hưởng lan rộng tới cả Châu Âu, ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn do Pháp cai trị.

Nhà thờ Saint Augustin là ví dụ điển hình cho kiến trúc cổ điển Pháp 

Nhà thờ Saint Augustin là ví dụ điển hình cho kiến trúc cổ điển Pháp 

Kiến trúc cổ điển Châu Âu

Tiếp nối sau kiến trúc cổ điển Pháp, kiến trúc cổ điển Châu Âu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII trải qua nhiều tác động của kiến trúc Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Ba tư,… nhưng đến nay phong cách này vẫn giữ lại được nét đẹp hoài cổ, thần thoại với những cột thức với những họa tiết phù điêu đắp nổi chi tiết, tỉ mỉ với những đường nét uyển chuyển. Điểm khác biệt làm nên dấu ấn cho kiến trúc cổ điển Châu Âu đó là không có một khuôn mẫu hay kiểu dáng thiết kế nào bó buộc lối kiến trúc này cả. Cảm hứng sáng tạo và linh hồn kiến trúc được đặt lên hàng đầu. Giữ nguyên giá trị truyền thống, chấm phá thêm những tinh hoa kiểu mới giúp các kiến trúc cổ điển Châu Âu trở nên có tầm ảnh hưởng và được biết đến rộng rãi.

Cung điện mùa đông - lâu đài hoa lệ của kiến trúc cổ điển Châu Âu Cung điện mùa đông – lâu đài hoa lệ của kiến trúc cổ điển Châu Âu

Kiến trúc cổ điển Roman

Phong cách kiến trúc cổ điển Roman nổi bật với những vòm cong cửa sổ, những thức cột hay đường gờ tỉ mỉ, những bức phù điêu đắp nổi xa hoa,… thế nhưng tất cả lại được kết hợp một cách hài hòa đem lại cảm giác choáng ngợp cho người xem. Các kiến trúc sư người Roman luôn chú trọng đến những nguyên tắc thiết kế cổ điển, hầu như các thiết kế đều theo một quy luật, chuẩn mực nhất định.

Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển Roman

Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển Roman

Những đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc cổ điển

Nhắc tới kiến trúc cổ điển, người ta nghĩ ngay tới tính đối xứng, những chi tiết điêu khắc, hoa văn phù điêu tinh xảo, những thức cột La Mã điển hình hay thiết kế mái vòm bề thế cùng các yếu tố về hình khối, màu sắc, chất liệu,… 

Tính đối xứng và cân bằng

Đặc trưng đầu tiên mà cũng là nguyên tắc quan trọng nhất làm nên nét riêng biệt cho kiến trúc cổ điển đó là tính đối xứng cân bằng từ việc thiết kế bố cục, tổ chức các hình khối hay đến cả những chi tiết trang trí nhỏ nhất. Một tòa biệt thự theo phong cách cổ điển sẽ được 

bố trí đối xứng thông qua một trục giữa, điều này giúp ngôi nhà trở nên sang trọng, đẳng cấp hơn rất nhiều. 

Tính đối xứng toát lên thần thái cho kiến trúc cổ điền

Hoạ tiết, hoa văn trang trí cầu kì, tỉ mỉ đầy tính nghệ thuật

 Sự tỉ mỉ trong từng đường nét, cầu kỳ trong từng nét chạm khắc tinh vi toát lên vẻ đẹp hoa lệ là đặc trưng thường thấy của kiến trúc cổ điển. Họa tiết sắc nhọn, gai góc hay vuông vức không xuất hiện trong trường phái này thay vào đó là những đường cong mềm mại, có khi uốn lượn mềm mại tinh tế vô cùng. Hệ thống trần nhà, tường nhà, ghế sofa cho đến đèn trang trí, giường ngủ,… tất cả đều chứa đựng những họa tiết, tinh hoa nghệ thuật. Các chi tiết được chọn lọc tỉ mỉ, kết hợp hài hòa dựa trên tỉ lệ vàng tạo nên một tổng thể sang trọng lộng lẫy nhưng không rườm rà, rối mắt.

Họa tiết, hoa văn xuất hiện trong đồ nội thất đem đến không gian ấm cúng, sang trọng 

Các thức cột La Mã – Hy Lạp đặc trưng

Yếu tố nổi bật không kém trong kiến trúc cổ điển đó là các kiểu thức cột mang hơi hướng từ kiến trúc La Mã – Hy Lạp cổ đại: DoricIonicCorinthian, Tuscan,…

Hình dáng các kiểu thức cột độc đáo, bắt mắt 

Hình dáng các kiểu thức cột độc đáo, bắt mắt 

  • Thức Doric: Doric là kiểu cột không có đế và rất ít trang trí trên cột
  • Thức Ionic: Cột Ionic có thiết kế cao hơn nhưng hẹp kết hợp với thiết kế đế tròn và các cuộn dây trang trí.
  • Thức Corinthian : Các cột được trang trí tỉ mỉ với hình quả chuông cùng đường nét chạm khắc hoa lá, thiên nhiên.
  • Thức Tuscan : Các thức cột của người Tuscan rất giản đơn khi lược bỏ bớt các yếu tố trang trí.

Nhìn chung, mỗi loại cột trụ đều toát lên cảm giác cao quý, đẳng cấp tuy nhiên với những đặc điểm riêng biệt lại đem đến những cảm nhận khác nhau. Các thức cột có thể không quá lớn nhưng vẫn chứa vai trò là yếu tố quyết định sự nổi bật cho ngôi biệt thự thêm phần sang trọng.

Hệ mái vòm bề thế và kiêu sa

Hệ mái vòm bề thế không chỉ che nắng che mưa mà còn có tác dụng tạo điểm nhấn giúp ngôi biệt thự cổ điển thêm phần đẳng cấp, quý phái. Bên cạnh đó, mái vòm còn là biểu tượng cho sự đầy đặn, trù phú tôn lên toàn bộ thiết kế cổ điển nói chung.

Thiết kế biệt thự theo lối kiến trúc cổ điển với kiểu mái vòm đặc trưng 

Kết hợp chặt chẽ giữa các hình khối dạng vòm tròn và vòm cung

Không chỉ xuất hiện trong thiết kế mái vòm, các hình khối dạng tròn hay hình vòm cung cũng được lựa chọn tỉ mỉ trong các thiết kế ban công, cửa sổ đầy tinh tế.

Ban công với chi tiết những đường vòm cung uốn lượn mềm mại

Màu sắc trong kiến trúc cổ điển

Nhằm nổi bật sự quyền lực, huyền bí như đúng tên gọi của mình, kiến trúc cổ điển luôn ưu tiên lựa chọn những gam màu trung tính như vàng đồng, trắng, màu nâu trầm của gỗ làm chủ đạo. Bên cạnh đó, những gam nhẹ nhàng có phần thanh lịch hơn như hồng nhạt, xanh nhạt, be lại được dùng để điểm xuyết cho màu sắc chủ đạo thêm phần bắt mắt.

Màu sắc sang trọng được kết hợp hài hòa đem lại cảm giác thoải mái, ưa nhìn

Vật liệu

Để toát lên đúng tinh thần cổ điển, các vật liệu được sử dụng trong trường phái này thường có chất liệu cao cấp như đá tự nhiên, đá cẩm thạch gỗ quý, da, vải gấm, thủy tinh, pha lê…

Đèn chùm pha lê, đồng hồ vàng hay bộ sofa bọc da đã tôn vinh đẳng cấp của kiến trúc cổ điển

>> Xem thêm: Bộ sưu tập 200+ thiết kế biệt thự cổ điển đẹp ĐẲNG CẤP

Các công trình kiến trúc cổ điển tiêu biểu

Hãy cùng KingHome điểm qua một vài công trình nổi tiếng mang phong cách kiến trúc cổ điển dưới đây:

Đền Parthenon

Parthenon là tên một ngôi đền có thức cột Doric được xây dựng từ năm 447- 432 TCN nằm tại Acropolis với tám cột ở mặt tiền, và mười bảy cột ở hai bên. Đây là nơi lưu giữ và bảo tồn bức tượng thần Athena nổi tiếng của Hy Lạp. 

Ngôi đền Parthenon - kiệt tác kiến trúc của nhân loại

Ngôi đền Parthenon – kiệt tác kiến trúc của nhân loại

Đền Erechtheion

Giống với Parthenon, Erechtheion là một trong những ngôi đền cổ tại Hy Lạp được xây dựng vào khoảng năm 406 TCN. Điểm đặc biệt của ngôi đền cổ đó là sáu cột Ionic dài được chạm khắc thành hình nữ thần. Đền Erechtheion được đặt theo tên một vị vua huyền thoại của Athens, đây cũng là lý do ngôi đền thường xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại Hy Lạp về thần và nữ thần.

Những cột tượng nữ thần đẹp như bước ra từ thế giới thần thoại xưa

Những cột tượng nữ thần đẹp như bước ra từ thế giới thần thoại xưa

Đền Hephaistos

Ngôi đền Hephaistos nằm trên đỉnh đồi thuộc Agora được hoàn thành vào khoảng năm 460-450TCN. Nơi đây tôn thờ Hephaistos – vị thần của lò nung và Athena – nữ thần của nghệ thuật, thủ công. ngôi đền hầu như được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch Pentelic. Đền Hephaistos gồm 34 cột trong đó 6 ở mỗi phía trước và phía sau, và mỗi bên là 13 cột. 

Đền Hephaistos

Hình ảnh ngôi đền Hephaistos cổ kính

Đấu trường La Mã

Đấu trường La Mã ban hay còn có tên gọi là nhà hát vòng tròn Flavian. Nó được xây dựng vào năm 70–80 SCN với chiều dài 189m, rộng 156m, có sức chứa lớn lên đến 55.000 người. Nơi đây được ví như một sân vận động thời cổ đại khi thường xuyên diễn ra các trận đấu võ sĩ đẫm máu. Tuy do vết tích của chiến tranh, kiến trúc cổ điển này không còn được nguyên vẹn như trước nhưng nó vẫn kiên cố, sừng sững trường tồn cùng năm tháng cùng nhân loại.

Đấu trường La Mã ngày nay vẫn giữ nguyên nét cổ điển của nó

Đấu trường La Mã ngày nay vẫn giữ nguyên nét cổ điển của nó

Đền Maison Carree

Ngôi đền Maison Carree thuộc danh sách một trong những ngôi đền cổ đại tồn tại lâu đời của Đế chế La Mã nằm tại miền nam nước Pháp. Điều thú vị của ngôi đền là dù tên tiếng Pháp có nghĩa là “ngôi nhà hình vuông” nhưng trên thực tế ngôi đền lại có hình chữ nhật gồm sáu cột Corinthian.

Sự nguyên vẹn đáng kinh ngạc của đền Maison Carree

Sự nguyên vẹn đáng kinh ngạc của đền Maison Carree

Đền thờ Apollo 

Đền thờ Apollo – một ngôi đền được xây dựng theo phong cách Doric vào khoảng năm 540 TCN tại Corinth, Hy Lạp. Các cột Doric được làm từ các mảnh đá đơn lẻ. Đá được sử dụng là đá vôi và có bề mặt trát vữa bằng đá cẩm thạch trắng.

Đền thờ thần Apollo ở Bassae 

Đền thờ thần Apollo ở Bassae 

Điện Pantheon

Điện Pantheon được xây dựng tại Ý bởi Hoàng đế Hadrian từ năm 118 -125 SCN. Bên cạnh lối kiến trúc cổ điển đặc trưng về mái vòm, cột thức lớn, họa tiết điêu khắc tinh xảo, điện Pantheon còn là nơi lưu giữ tro cốt của những con người vĩ đại của dân tộc Pháp, nơi tưởng nhớ và tôn vinh họ theo truyền thống bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã.

Điện Pantheon

Điện Pantheon – nơi tôn vinh những người con vĩ đại của nước Pháp xinh đẹp

Tòa thị chính Birmingham 

Tòa thị chính Birmingham được biết đến là một kiệt tác kiến trúc thờ Victoria với cấu trúc ấn tượng khi nằm trong một ngôi đền La Mã. Tòa thị chính gồm 40 cột Corinthian kết hợp với nhiều chi tiết trang trí công phu bằng đá cẩm thạch Anglesey. Đây còn là trung tâm diễn ra các buổi hòa nhạc lớn của thành phố.

Tòa thị chính Birmingham thuộc trung tâm thành phố Birmingham 

Tòa thị chính Birmingham thuộc trung tâm thành phố Birmingham 

Tòa thị chính San Francisco

Tòa thị chính San Francisco thuộc California là nơi giao thoa của Phố Market và Đại lộ Van Ness, nơi có nhiều cơ quan chính phủ và cơ quan văn hóa lớn nhất của thành phố. Nó có hai quảng trường lớn (Civic Center Plaza và United Nations Plaza) và một số tòa nhà theo phong cách kiến ​​trúc cổ điển.

Tòa thị chính San Francisco thuộc California

Tòa thị chính San Francisco thuộc California

Khách sạn Ritz tại Paris

Cuối cùng là kiến trúc cổ điển của khách sạn Ritz tại Paris. Nơi được ví là một trong những khách sạn nguy nga tráng lệ bậc nhất của thành phố. Bằng lối kiến trúc cổ điển kết hợp với vị trí đắc địa, khách sạn này nhanh chóng thu hút một lượng khách hàng bao gồm hoàng gia, chính trị gia, nhà văn, ngôi sao điện ảnh và ca sĩ. Một số dãy phòng của nó được đặt tên để vinh danh những vị khách nổi tiếng của khách sạn, bao gồm cả Coco Chanel, và quầy cocktail Bar Hemingway để tưởng nhớ nhà văn Ernest Hemingway.

Một ví dụ tiêu biểu về kiến trúc cổ điển nhưng vẫn thật xa hoa, tráng lệ

Kiến trúc cổ điển của khách sạn Ritz tại Paris

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức thú vị về kiến trúc cổ điển, hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về trường phái kiến trúc nghệ thuật đẳng cấp này.

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo